Ngôi nhà được xem là tài sản có giá trị cả về ý nghĩa vật chất lẫn tinh thần. Không riêng gì lần đầu làm nhà, ngay cả các gia đình đã xây dựng tới căn nhà thứ 2, thứ 3 thì cũng có rất nhiều điều khó khăn. Hiểu được tâm lý đó của chủ nhà, An Thành Phước xin chia sẻ một số kinh nghiệm xây nhà lần đầu được như ý mà bạ nên biết

1. Kinh nghiệm xây nhà lần đầu: Liệt kê các đầu mục

Chi phí là yếu tố quan trọng nhất khi xây nhà và để quản lý được những khoản phí đó thì bạn cần hiểu rõ chi phí xây nhà bao gồm những khoản gì. Và liệt kê các đầu mục là cách bạn nắm rõ được những điều cần làm. Sau đây là các hạng mục chi phí khi xây nhà:

+ Chi phí phá dỡ nhà cũ

+ Chi phí gia cố móng

+ Chi phí cấp phép xây dựng

+ Chi phí xây dựng cơ bản: Gồm chi phí xây dựng phần thô và chi phí xây dựng phần hoàn thiện, chi phí nhân công, giám sát công trình, thuê nhà thầu.

2. Tìm kiếm nguồn vật tư, thiết bị giá rẻ, chất lượng

Chi phí mua sắm vật tư thiết bị được xem là phần phí tiêu tốn nhất khi xây nhà. Tùy thuộc vào quy mô xây dựng mà số lượng vật tư sẽ thay đổi. Chi phí này còn phụ thuộc nhiều vào nhãn hiệu vật tư mà bạn sử dụng. Cụ thể như sau:

+ Chi phí thiết kế: Thông thường chi phí thiết kế chiếm khoảng 3% chi phí dự toán. Chi phí này có thể được tiết giảm nếu bạn xây đơn giản, xây theo mẫu sẵn.

+  Chi phí dự phòng cho các khoản phát sinh: Phát sinh chi phí là điều khó tránh khỏi trong xây nhà, bạn cần dự trù một khoản chi phí dự phòng. Khoản chi phí này thường bằng 10% tổng chi phí đã cộng ở trên.

2. Lập kế hoạch chi tiêu

Để quản lý bất kể chuyện gì thì kế hoạch vẫn luôn là quan trọng nhất, nó là nền tảng để quản lý hiệu quả. Quản lý chi phí cũng vậy, bạn cần lập một bản kế hoạch thể hiện rõ các hạng mục cần phải tốn chi phí, chuẩn loại, số lượng, nhà cung cấp, nhãn hiệu. Những chi phí trong bảng kế hoạch phải được kiểm nghiệm thực tế để dự trù kinh phí đầy đủ và chính xác.

4. Lựa chọn hình thức thuê nhà thầu

Lựa chọn hình thức thuê nhà thầu được đánh giá cao về hiệu quả mang lại. So với việc trực tiếp quản lý tất cả quá trình A – Z thì chọn hình thuê nhà thầu đem lại nhiều lợi ích hơn. Có 3 cách thuê nhà thầu:

+ Tự thực hiện chỉ thuê nhân công.

+ Giao một phần cho nhà thầu.

+ Thuê trọn gói

Nếu bạn giao thầu toàn bộ cho nhà thầu thì việc quản lý chi phí sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều, bạn chỉ cần tìm nhà thầu uy tín có giá thi công hợp lý. Còn nếu thuê một phần thì bạn sẽ quản lý chi phí cho phần còn lại.

Trong trường hợp bạn tự thực hiện chỉ thuê nhân công thì nên lưu ý không sử dụng một nhóm thợ để làm một công trình từ đầu đến cuối mà phải sử dụng các tổ đội chuyên môn hóa cao, mỗi tổ có công việc riêng biệt.

5. Làm hợp đồng với nhà thầu

Việc lập hợp đồng chặt chẽ với nhà thầu thi công là vô cùng quan trọng để đảm bảo công trình không bị phát sinh ngoài ý muốn. Mặc dù, việc phát sinh trong công trình xây dựng là không thể tránh khỏi, nhưng chi phí phát sinh của các nhà thầu thường cao bất hợp lý.

Ngoài ra, các nhà thầu còn có thể làm khó bạn bằng cách thi công chậm tiến độ, hoặc sử dụng các loại vật tư giá rẻ, hoặc sử dụng thợ thuyền có tay nghề kém,… Chính vì thế, lựa chọn nhà thầu uy tín là cách quản lý chi phí hữu hiệu. Đồng thời, việc thỏa thuận một hợp đồng chặt chẽ có thể giúp bạn phòng tránh những vấn đề nói trên và ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm của nhà thầu đối với công trình.

Trên đây là bài viết chia sẻ về kinh nghiệm xây nhà lần đầu được như ý mà bạn nên biết. Mong rằng với ít phút lưu lại trên bài viết này đã mang đến cho các bạn đọc giả thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn. Liên hệ ngay tại địa chỉ https://xaydunganthanhphuoc.com/ để biết thêm chi tiết nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *